Kiến trúc cung đình Huế – điển hình nổi bật của một Kinh đô phong kiến Phương Đông

Phong cách kiến trúc cung đình Huế vương giả 

Được định hình từ khi Huế là Kinh đô của Việt Nam thời phong kiến. Là một trung tâm chính trị – văn hóa – kinh tế… của cả nước suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, Kinh đô Huế có những công trình kiến trúc mỹ thuật kỳ vĩ nhất đất nước, nay còn tồn tại với mật độ dày đặc.
Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống Lý, Trần, Lê là tất yếu để chống sự đồng hoá và cũng chống sự lạc hậu nên đồng thời tiếp thu tinh hoa của mỹ thuật Trung Hoa nhưng đã được Việt Nam hóa một cách có ý thức dân tộc của các nghệ nhân từ các miền Nam Bắc quy tụ về xây dựng Kinh đô, kể cả những người thợ gốc Minh Hương Trung Quốc và Chămpa. Ðặc biệt đã được hiện đại hóa kỹ thuật của những công trình sư người Pháp phục vụ dưới thời Gia Long, theo phương châm cơ bản tiếp thu có chọn lọc những kiến trúc thích nghi với tâm hồn người Việt và Việt hóa dần để phù hợp với tâm lý bản địa đem lại những đặc trưng bản sắc kiến trúc Huế.

Đặc trưng của kiến trúc cung đình Huế

Kiến trúc tổng thể 

Nơi đây có mặt bằng gần hình vuông, mặt trước hơi khum như hình cánh cung do phải chạy theo đường uốn nhẹ của dòng sông Hương thơ mộng. Chu vi thành rộng hơn 10km. Đa số cung điện của nhà Nguyễn đều được sơn son thếp vàng. Và xây theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc”. Đây là một lối kiến trúc điển hình ở kinh thành Huế xưa – hợp nhất hai gian nhà trước và sau bằng hệ thống trần để tạo nên một không gian rộng lớn và liên hoàn.

Sảnh bên trong Trường lang Đại nội Huế được sơn son thếp vàng

Nguồn ảnh: bazaarvietnam.vn

Đồ nội thất

Nguồn ảnh: sưu tầm

Đồ nội thất thời kỳ này có kiểu dáng mềm mại, được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Các nghệ nhân xưa thường dùng những chất liệu như mảnh sành sứ, ngà voi, xà cừ… khảm lên bề mặt gỗ nhằm tạo vẻ sang trọng và tinh tế cho đồ nội thất.

Các lăng được xây dựng vô cùng công phu và tinh xảo. Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh.

Mái của các cung điện trong kinh thành

Phần mái các cung điện được lợp ngói hoàng lưu ly và thanh lưu ly nổi bật

Nguồn ảnh: sưu tầm

Phần mái của các điện trong kinh thành được lợp bằng ngói hoàng (vàng) lưu ly và thanh (xanh) lưu ly. Ngói lưu ly giờ vẫn được ưa chuộng trong thiết kế nhà ở vì nét đẹp cổ kính mà nó mang lại.

Các loại cổng/cửa trong kiến trúc cung đình Huế và cách bài trí 

Hệ thống cổng/cửa tại các biệt phủ của Hoàng tộc khá đa dạng về hình thức. Có loại cổng tam quan bề thế; cửa xếp làm từ gỗ quý được chạm khắc công phu; hay cửa vòm nguyệt môn uyển chuyển, mềm mại.

Cửa quan (cửa quan ải)
Nguyên là một loại hình kiến trúc quân sự thường đặt ở nơi hiểm yếu để trấn giữa 1 vùng đất quan trọng tại biên giới 2 nước hoặc 2 tỉnh, 2 phủ.

Ở 2 đầu Bắc Nam của kinh đô Huế là 2 cửa Hoàng Sơn Quan đứng sừng sững trên đèo Ngang và Hải Vân Quan tức Thiên hạ đệ nhất Hùng Quan uy nghi trên đỉnh núi Hải Vân. Đây chính là hai cửa đáng chú ý nhất trên đường Thiên Lý xưa của người Việt, cả hai đều được vua Minh Mạng cho khắc hình tượng vào Cửu Đỉnh đặt trên sân Thế Miếu.

Cửa kinh thành
KInh thành Huế dưới thời nhà Nguyễn có đến 10 cửa đường bộ và 2 cửa đường thuỷ. Mười cửa đường bộ đều có vọng lâu 2 tầng và xây dựng bằng gạch đá theo cùng một kiểu thức: tầng dưới cùng trổ xuyên qua thân thành, dạng Nguyệt môn. Lòng cổng hình vòm cuốn, rộng 3,82m; cao 5,19m. Dưới có 2 cánh lớn bằng gỗ lim nẹp sắt rất đồ sộ, dưới có gắn bánh xe để tiện việc đóng mở, các cối cửa, cối then đều làm bằng đá Thanh khá kiên cố.

Các cửa Kinh thành vừa thanh mảnh vừa có duyên, phù hợp với phong cách chung của kiến trúc truyền thống Huế

Nguồn ảnh: sưu tầm

Ở mặt trước phía trên vòm cửa đều có gắn một tấm hoành bằng đá Thanh lớn ghi tên cửa. Hai tầng vọng lâu bên trên xây cao vượt lên mặt thành hơn 9m, dạng “Tam quan – cổ lâu”, mái lợp ngói ống. Điều đáng chú ý là cửa thành được xây theo phong cách truyền thống, song phần thân thành lại xây theo phong cách phương Tây, tuy vậy vẫn rất hài hoà.

Cửa Hoàng thành – Tử Cấm Thành

Hoàng thành Huế chỉ có 4 cửa, trổ tại khoảng giữa 4 mặt thành Nam, Bắc, Đông, Tây là Ngọ Môn, Hoà Bình Môn, Hiển Nhơn Môn và Chương Đức Môn, mỗi cửa đều có chức năng riêng và trong lịch sử tổn tại đã có những biến đổi nhất định.

Ngọ Môn là cửa chính của Hoàng thành với bình diện hình chữ U duyên dáng như vòng tay đón khách, dù nhìn từ chính diện hay 1 bên Ngọ Môn vẫn đồ sộ như 1 toà lâu đài. Thức cấu trúc của Ngọ Môn là sự kết hợp đài-môn-lâu. Phần lầu Ngũ Phụng bên trên gồm 2 tầng, mái lớp ngói ống lưu li, kiểu “1 lầu vàng 8 lầu xanh” rất sinh động.

Có lẽ ai từng đến thăm Cố cung Bắc Kinh, ngắm nhìn cửa Ngọ môn Tử Cấm Thành Trung Hoa thì mới thấy hết vẻ diễm lệ của Ngọ Môn Huế. Nổi bật giữa bóng cây xanh, hoa cỏ và mặt nước Ngọ Môn Huế luôn gợi cho người ta cảm giác thật thư thái và bình yên. Có lẽ vì đây hình ảnh này trở thành biểu tượng cho xứ Huế.

Cổng Ngọ Môn – hình ảnh này trở thành biểu tượng cho xứ Huế

Nguồn ảnh: sưu tầm

Cửa Chương Đức
Lần cải tạo quan trọng nhất là vào thời Khải Định. Khi cải tạo cửa Chương Đức người ta bỏ toàn bộ kết cấu gỗ, xây dựng lại trên nền cũ với quy mô lớn hơn 1 nghi môn đồ sộ 2 tầng hoàn toàn bằng gạch, vôi vữa với hình thức trang trí đắp gắn mảnh sành sứ rất tiêu biểu của phong cách thời Khải Định. 2 năm sau, Cửa Hiển Nhơn cũng được cải tạo như vậy.

Nguồn ảnh: sưu tầm

Đây là 2 cánh cửa tiêu biểu cho phong cách thời Khải Định. Hầu hết các diện tích mặt tường ngoài đều có các hoạ tiết trang trí gắn sành sứ dưới nhiều hình thức khác nha, chi tiết khác nhau như: hổ phù, ô hộc trang trí, các chi tiết có dạng phù điêu áp tường, gờ chỉ được phân bố dày đặc nhưng hài hoà.

Cửa Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành Huế nguyên xửa có 7 cửa: Nam 1 cửa, 3 mặt còn lại mỗi mặt 2 cửa. Trong các cửa Tử Cấm Thành, đáng chú ý nhất là cửa chính Đại Cung Môn ở mặt Nam. Đây là một môn lâu làm bằng gỗ, được xây dựng năm 1833 thời Minh Mạng. Có thể nói, Đại Cung Môn là một kiến trúc gỗ lớn và đẹp nhất của Hoàng Cung Huế. Cửa rộng 5 gian, bộ vì kèo kiểu chồng rường được chạm trổ công phu, các liên ba khảm đầy thơ và các hoạ tiết trang trí, mái lợp ngói lưu li vàng, toàn bộ cửa sơn son thếp vàng lộng lẫy…

Cửa Tử Cấm Thành sơn son thếp vàng lộng lẫy

Nguồn ảnh: sưu tầm

Cách bố trí hệ thống cổng cửa trong kiến trúc cung đình Huế có thể nói là phong phú. Cách quy hoạch ấy khiến ta có cảm tưởng như các kiến trúc thời Nguyễn ít bị lệ thuộc vào những công thức truyền thống trong cách bố trí cổng cửa mà dường như họ luôn tạo ra sự phù hợp một cách sinh động. Quy mô, hình thức, chất liệu của hệ thống cổng cửa trong kiến trúc cung đình Huế cũng hết sức phong phú và có phong cách riêng. Về giá trị, cổng cửa là “người đại diện” vừa phản ánh đặc trưng của nền kiến trúc vừa phản ánh vị trí quy mô của nền kiến trúc hay khu vực kiến trúc ấy. Dự án sắp tới của Tập đoàn Ecopark sẽ được lấy cảm hứng từ kiến trúc Cung Đình Huế mang tên Ecopark Sofitel Villa.

Rate this post

Bài viết liên quan