Những loài cây đặc biệt tạo dấu ấn cảnh quan ấn tượng tại Ecopark Sofitel Villa

Xứ Huế xưa nay luôn nổi tiếng với nghệ thuật kiến trúc cảnh quan mang đậm tính chất phong thuỷ. Các yếu tố của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Huế bao gồm khá nhiều chi tiết ví dụ như bình phong, hòn non bộ và tất nhiên những kì hoa dị thảo cũng là điều đặc biệt không thể thiếu. Sofitel Ecopark Villa – kiệt tác được lấy cảm hứng từ kiến trúc Huế cũng đưa những loài cây xanh cổ quý từ Huế tạo dấu ấn cảnh quan tuyệt vời tại dự án này.

Kiến trúc tạo cảnh cùng những cây cỏ mang tính gợi nhớ

Liễu – Loài cây mộng mơ

Người Á Đông thường coi trọng luật phong thuỷ, ngũ hành, âm dương và luôn chú trọng đến thiên nhiên, cảnh vật và xem đó là một phần của cuộc sống, không chỉ cuộc sống vật chất mà cả giá trị tinh thần. Từ ngàn xưa, khi các thành tựu khoa học về thiên nhiên chưa được phổ biến rộng rãi, các nước Á Đông chưa có điều kiện tiếp thu các tri thức của nhân loại về các lĩnh vực này, thì họ cũng đã bằng cảm nhận trực quan, bằng kinh nghiệm sống và bằng sự kế thừa văn hóa dân tộc, đôi khi là cả văn hóa khu vực để thấy được rằng thiên nhiên là mái ấm của vạn vật, là nhựa sống của đời người.

Điểm qua lịch sử Việt Nam và Trung Quốc chúng ta gặp khá nhiều tên cây cỏ, nhưng có lẽ liễu là một trong những loại cây phổ biến thường được trồng trong cung đình. Liễu là loài cây gỗ rụng lá theo mùa, cành nhánh mềm mại, mảnh mai, mọc buông thõng xuống tận gốc cây, đôi khi khiến cho lá Liễu phất phơ trước gió chạm cả mặt nước hồ gợn sóng lăn tăn tựa người con gái ngồi soi gương chải tóc, để những sợi tóc mềm vờn qua mặt gương soi tạo thành hình ảnh chập chờn lãng mạn.

Những bóng liễu sẽ phất phơ sẽ tạo dấu ấn cảnh quan bên ngoài căn biệt thự thêm thơ mộng, cổ kính

Huế là một trong những nơi có điều kiện phù hợp và cũng có quá nhiều địa điểm thích hợp để phát triển loài này. Đến Huế vào những ngày tháng 3, cả thành phố như được thắp sáng bởi sắc đỏ lung linh của những nhành hoa liễu. Với người dân Huế, hoa liễu còn là một biểu tượng lãng mạn của xứ Huế mộng mơ, bên cạnh những công trình vĩ đại khác.

Đặc biệt, nơi lưu giữ lịch sử Cung An Định nơi trồng nhiều liễu nhất ở Huế. Dọc khắp các lối đi vào cung An Định, hoa liễu nở rộ góp phần tô điểm cho di tích sắc màu tươi mới và vẻ đẹp đượm buồn nhưng lãng mạn.

Mang nét đẹp lãng mạn đó quay trở về khu đô thị triệu cây xanh Ecopark, kiến trúc sư nổi tiếng là nhà thiết kế cây xanh chọn liễu là một trong những loại cây trồng xung quanh khu biệt thự bên cạnh những chiếc hồ với cây cầu màu đỏ bắc qua. Bằng cách này, những bóng liễu sẽ phất phơ sẽ làm cho cảnh quan bên ngoài căn biệt thự thêm thơ mộng, cổ kính.

Cây cọ dấu ấn cảnh quan Ecopark Sofitel – nét duyên dáng Việt Nam

Cây cọ tàu có nguồn gốc ở Nam Trung Quốc, Nam Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng á nhiệt đới và nhiệt đới từ châu Á đến châu Mỹ và ở nhiều đảo biển. Tác dụng chủ yếu của cây là tôn tạo cảnh quan, được nhân giống bằng hạt và trồng làm cảnh ở các không gian khác nhau.

Cọ vốn là một loài cây rừng thuộc loại cây gỗ thứ sinh, thường xanh, chiều cao cây trưởng thành biến động từ 3-25 m tùy điều kiện sống. Cây được trồng đơn độc để tạo nét chấm phá các công trình; trồng thành cụm 3-5 cây hoặc thành đường vòng cung nhỏ để trang trí công viên tại Huế; trồng thành hàng liên tục hoặc từng dải đứt đoạn trên các vỉa hè đường phố, dải phân cách, bờ sông. Ở một vài vùng có cây Cọ Tàu mọc tự nhiên, người dân bản xứ còn lấy lá để lợp nhà.

Tại khuôn viên cảnh quan Sofitel Ecopark Villa, những cây cọ cũng được trồng xen kẽ vừa tạo được bóng mát vừa tạo được màu xanh mát cho khuôn viên. Những cây cọ – loài cây nhiệt đới mang một nét đẹp duyên dáng pha lẫn sự hiện đại và cổ điển nhưng lại đậm chết Việt Nam.

Bông sen – quốc hoa trong vườn thượng uyển của Vua

Nếu dòng sông Hương xanh thiếu Núi Ngự ngàn năm đứng đợi, thiếu tiếng chuông chùa Thiên Mụ mỗi chiều ngân nga như vọng về từ cõi xa xăm, liệu có thành cảnh quan hài hòa tuyệt đẹp. Nếu kinh thành xưa không có bóng sen mỗi mùa hạ về nở rực trong hồ, Đại Nội Huế cổ kính cũng trở nên thiếu một điều gì thân thiết.

Sen Huế – đặc biệt là sen ở hồ Tịnh Tâm – vốn nổi tiếng là sen to và rất thơm. Mỗi mùa hè đến, khi phượng đã đơm bông đỏ rực như lửa trên cành cũng là lúc sen Huế bắt đầu “rục rịch” trong hồ. Một sớm mai thức giấc, giữa những lá sen xanh ngắt ngút ngàn, bỗng nhú lên những búp sen trắng, sen hồng e ấp. Rồi chỉ vài ngày sau nữa, sen như ở đâu kéo về, đơm đầy trên lá. Mặt hồ vốn phẳng lặng bỗng bừng lên sức sống.

Bông sen trắng tinh khiết trong hồ tại Đại nội Huế

Trong buổi sớm mai, khắp khu vực hồ Tịnh Tâm, Đại nội Huế…hoa sẽn bung nở, toả hương thơm ngát cả một vùng. Sen làm đẹp cho đất trời cố đô, tạo nên màu áo mới cho sứ Huế trầm mặc. Theo tài liệu nghiên cứu, dưới thời vua Nguyễn, ao hồ ở các khu di tích thường chỉ trồng sen trắng – giống sen có bông thơm, hạt ngon.

Sen từ xưa đến nay đã rất gắn bó với con người xứ Huế, được biểu hiện qua lối kiến trúc, ẩm thực cũng như văn hóa nơi đây. Ở Huế, đi đâu cũng thấy hồ sen, ao sen. Cái cổ kính của rêu phong dường như hòa quyện với cái bình dị của hoa sen đã tạo cho kinh thành Huế một vẻ đẹp riêng, xưa mà không cũ.

Chính vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết của hoa sen trong Đại Nội Huế đã chớp mất hồn của người nghệ sĩ, người kiến trúc sư tài hoa thiết kế kiệt tác Sofitel Ecopark Villa sắp tới đây. Những bông sen trắng sen hồng thanh tao, nhẹ nhàng tôn lên vẻ đẹp kiêu sa của kiến trúc cung đình Huế trong Sofitel Ecopark Villa.

Rate this post

Bài viết liên quan