Điểm nhấn ấn tượng của Pháp Lam Huế tại Ecopark Sofitel Villa
Là triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử Việt Nam, sau gần 150 năm tồn tại, nhà Nguyễn đã để lại kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, trong đó có Pháp Lam Huế là một trong những di sản độc đáo, quý báu. Nét văn hóa độc đáo này một lần nữa được tái hiện một cách chân thực tại Ecopark Sofitel Villa.
Nghệ thuật Pháp Lam là gì?
Pháp Lam (hay còn gọi là đồ đồng tráng men) là tên gọi loại sản phẩm mỹ thuật có cốt làm bằng đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí để tăng giá trị thẩm mỹ, sau đó đem nung mà thành.
Do cách thức chế tác đặc biệt nên pháp lam không chỉ đẹp về mặt hình thức mà còn có độ bền về mặt cơ, hóa, lý, tức có khả năng chống chịu cao trước sự va đập, hoặc sự ăn mòn của môi trường và khí hậu,..Vì thế, loại vật liệu này thường được sử dụng để tạo thành các đồ trang trí hình khối gắn trên đầu đao, đỉnh nóc, bờ quyết,…của các cung điện; hoặc tạo thành các mảng trang trí phẳng, có hình vẽ phong cảnh, hoa cỏ, chim muông, thơ văn chữ Hán,…gắn trên các dãi cổ diêm ở bờ nóc hay bờ mái các cung điện, trên các nghi môn trong hoàng cung và lăng tẩm vua chúa triều Nguyễn ở Huế.
Về mặt mỹ thuật, Pháp Lam Huế là những tác phẩm nghệ thuật có tạo dáng đa dạng, màu sắc rực rỡ, đề tài trang trí phong phú và sinh động. Đồ gia dụng, đồ tế tự và các mỹ thuật làm bằng Pháp Lam trưng bày trong các cung điện, lăng tẩm ở Huế – còn được gọi là những cổ vật quý giá mà triều Nguyễn để lại cho hậu thế.
Pháp Lam Huế được coi là một trong những di sản đặc sắc mà triều Nguyễn để lại
Nguồn gốc xuất xứ của nghệ thuật Pháp Lam Huế
Pháp Lam là kỹ nghệ được sản xuất từ nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm
Theo một số nhà nghiên cứu, kỹ thuật pháp lam thời nhà Nguyễn được các nghệ nhân ở Huế tiếp thu trực tiếp từ vùng Quảng Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất sản xuất pháp lam. Nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Hà Lan, Ý, Nhật Bản,…đều có pháp lam nhưng lại có những tên gọi khác nhau. Người Anh gọi là “painted enamels”, Pháp là “émail peint sur cuivre”, Nhật Bản là “shipouyaki”, Trung Quốc là “pháp lang”…
Nghệ thuật pháp lam được các nghệ nhân dưới triều Nguyễn sáng tạo trong các kiến trúc cung đình Huế
Với tên gọi “Pháp lam”, nhiều tài liệu cho rằng việc nhà Nguyễn tiếp thu kỹ thuật từ Trung Quốc nhưng thay đổi tên gọi “pháp lang” thành “pháp lam” là để tránh trùng âm với chữ quốc húy của triều Nguyễn. Hay như họa sĩ Phạm Đăng Trí thì cho rằng, có thể do thổ ngữ Huế không phân biệt được “lang” và “lan” nên đã đổi “lang” thành “lam” để tránh âm “Lan” trong tên của chúa Nguyễn Phúc Lan. Còn theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn ở Huế, việc thay đổi này có thể là để tránh tên gọi hoàng hậu Tống Thị Lan – vợ vua Gia Long, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn. Một cách giải thích khác cho rằng, sở dĩ đồ kim khí có tráng men được gọi chung là pháp lam vì “pháp” có nghĩa là luật lệ, khuôn phép; còn “lam” đơn giản là chỉ màu men lam. Như vậy, có thể hiểu pháp lam là nghệ thuật tráng men lên cốt kim loại theo những cách thức, luật lệ định sẵn.
>> Đọc thêm: Thành Cổ Hoa Sen – Câu Chuyện Về Một Kiệt Tác Nghệ Thuật Của Hoàng Đế Triều Nguyễn
Di sản văn hoá vật thể của triều Nguyễn
Dựa vào các kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng, kỹ nghệ pháp lam Huế ra đời vào năm 1827, phát triển mạnh vào các triều vua Minh Mạng (1820 – 1841), Thiệu Trị (1841 – 1847) và Tự Đức (1848 – 1883). Đến thời vua Đồng Khánh (1885 – 1889) thì sa sút dần rồi mất hẳn.
Như vậy, tính tổng thể từ khi xuất hiện cho đến lúc suy tàn, pháp lam Huế chỉ tồn tại trong khoảng 60 năm. Thời gian tuy ngắn, nhưng cũng đã kịp để lại những dấu ấn đáng nể, góp phần không nhỏ trong việc định hình dấu ấn văn hóa, mỹ thuật của một triều đại.
Mặc dù được tiếp thu từ các quốc gia khác, nhưng triều đã ứng dụng kỹ nghệ pháp lam vào cuộc sống sáng tạo hơn các nước. Nếu như người Trung Quốc, Nhật Bản, hay phương Tây,…chỉ coi pháp lam như một thứ chất liệu để sản xuất ra các vật dụng sinh hoạt, thờ tự hay những món đồ lưu niệm; thì các nghệ nhân pháp lam của triều Nguyễn đã vận dụng pháp lam như một loai kiến trúc trong công cuộc thiết kế, xây dựng các cung điện, lăng tẩm ở Huế.
Những dấu tích về nghệ thuật pháp lam tại Hoàng Thành Huế
Theo đó, các nghệ nhân Huế với kỹ thuật phối màu độc đáo mang đặc trưng theo lối kiến trúc cung đình Huế cùng với việc nắm bắt được tính chất độ bền, khả năng chống chịu của pháp lam trước điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt của miền Trung nên họ đã khéo léo sử dụng pháp lam để tạo thành các đồ án trang trí, gắn lên ngoại thất các công trình kiến trúc cung điện, đền đài, lăng tẩm.
Nét đặc sắc và đặc biệt của việc ứng dụng pháp lam trong trang trí trên các công trình kiến trúc cung đình Huế đó là tùy vào tính chất, quy mô và tầm quan trọng của công trình mà người ta sẽ có những thể thức, lề lối trang trí khác nhau. Về cơ bản, hình thức thể hiện của các đồ án pháp lam Huế xoay quanh các chủ đề về rồng phượng, chim muông, hoa lá, phong cảnh, thơ văn, câu đối chữ Hán Nôm, và các loại họa tiết trang trí mang phong cách cổ điển và truyền thống…; màu sắc thì tươi vui, nhã nhặn với những gam màu truyền thống như tím, đỏ, xanh lam, vàng chanh, hồng phấn, xanh đậm…
Nhờ vậy mà trải qua gần hai thế kỉ, màu sắc và hình thái các chi tiết trang trí pháp lam trên các công trình kiến trúc cung đình ở Huế vẫn giữ nguyên nét vàng son lộng lẫy một thời, góp phần làm cho các di tích ở cố đô Huế bớt đi vẻ u buồn, sầu lắng, và đặc biệt hơn là còn góp phần đưa quần thể di tích cố đô Huế trở thành di sản văn hóa của thế giới vào năm 1993. Đây chính là nét đặc sắc và đặc biệt của pháp lam Huế so với pháp lam của các nước trên thế giới.
Một số cổ vật bằng pháp lam Huế đã được nhiều bảo tàng trên thế giới sưu tập
Bên cạnh thành tựu nổi bật trong việc ứng dụng pháp lam trang trí cho các công trình kiến trúc cung đình, pháp lam Huế thời bấy giờ cũng được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất các đồ gia dụng, đồ tế tự và cả đồ lưu niệm dùng trong hoàng cung. Ngày nay, tại Bảo tàng Mĩ thuật Cung đình Huế vẫn còn lưu giữ khoảng 100 hiện vật pháp lam Huế được chế tác theo lối này.
Đáng chú ý, đồ pháp lam Huế còn được phát hiện có mặt tại một số bảo tàng lớn ở Châu Âu như Bảo tàng Dân tộc học Berlin (Đức), Bảo tàng Dân tộc học Muenchen (Đức), Bảo tàng Mỹ thuật Rennes (Pháp)… và cả trong những bộ sưu tập của một số nhà sưu tầm cổ ngoạn trên thế giới.
>> Đọc thêm: Ngói Lưu Ly – Dấu ấn một vương triều khơi nguồn cảm hứng thiết kế Ecopark Sofitel Villa
Tái hiện nét văn hoá triều Nguyễn tại Ecopark Sofitel Villa
Hiểu rõ một phần văn hóa vô cùng giá trị của lịch sử Việt Nam, cũng như mong muốn có thể tái hiện một cách chân thật nhất hình ảnh về 1 cung đình dưới triều Nguyễn, Sofitel Hanoi Ecopark đã sử dụng nghệ thuật pháp lam Huế vào một phần thiết kế nội thất, kiến trúc của công trình.
Ecopark sẽ làm sống lại nghệ thuật pháp lam Huế vàng son một thời
Từng chi tiết, tác phẩm Pháp Lam Huế được chế tác kỳ công, tỉ mỉ không chỉ thổi hồn cho kiệt tác kiến trúc Ecopark Sofitel Villa mà còn làm sống lại một thời vàng son của lịch sử Việt Nam.