Kỹ thuật mái nhà rường di sản đặc trưng cốt cách Huế tại Ecopark Sofitel Villa
Ca dao Huế xưa có câu: “Nhà rường mà lợp tranh mây, thân anh lắm vợ như dây buộc mình”. Nhiều người ngày nay và mai sau hẳn sẽ còn thắc mắc khi nghe nói về độ bền chắc của những ngôi có mái nhà rường, được lợp tranh mây như câu ca vừa nhắc đến. Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quí báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Di sản này sẽ được tái hiện lại “hồn Huế” tại kiệt tác Ecopark Sofitel.
Mái nhà rường Huế – Nét đẹp tồn đọng từ văn hoá phong kiến Việt Nam xưa
Mái nhà rường Huế là gì?
Huế là kinh đô của triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Từ xưa, nếp văn hoá của người dân nơi này luôn được trau chuốt và duy mỹ. Trong đó, nếp nhà được người Huế coi trọng và tỉ mỉ hơn rất nhiều. Thời xưa, ở Huế từ vua chúa đến người dân đều ở nhà rường.
“Rường” là cách gọi tắt của rường cột. Nhà rường Huế được xây dựng bằng hệ thống cột kèo gỗ với thiết kế cấu trúc theo mô hình chữ đinh, chữ công, chữ khẩu, nội công ngoại quốc. Nhà được cấu tạo từ hệ thống chốt và mộng gỗ giúp dễ dàng lắp ghép hoặc tháo dỡ. Tổng thể ngôi nhà hầu như được xây dựng từ những loại gỗ tốt, chắc chắn như: mít rừng, kền, gõ. Các chi tiết nhỏ như đòn, kèo, cột đều được chạm khắc công phu, tỉ mỉ tựa như một bức họa nổi có tính thẩm mỹ cao.
Nhà rường là kiểu kiến trúc phổ biến tại Huế xưa
Vì tránh mưa bão nên ở Huế thường thiết kế nhà rường không cao, cũng là để không vượt quá chiều cao của Hiểu Lâm Các – cấu trúc cao nhất trong Đại Nội. Hệ mái của nhà rường Huế thường có độ dốc lớn để phù hợp với vùng đất có lượng mưa cực đoan. Nhà rường thường gồm 4 mái, lợp bằng ngói liệt hay ngói âm dương, lợp tranh. Dù lợp ngói hay lợp tranh thì mái cũng được lợp rất dày để tăng tác dụng cố định bộ khung xuống nền nhà và để cách nhiệt. Do vậy, mùa hè rất mát, mùa Đông thì ấm áp.
Nhà rường Huế có tự bao giờ?
Nhà rường hẳn có từ rất sớm, ba trăm năm hay bốn trăm năm trước, thậm trí có thể còn sớm hơn nữa. Giữa thế kỷ XVII, các giáo sĩ, thương nhân người nước ngoài đến Huế đã mô tả chúa Nguyễn ở trong những ngôi nhà rường bóng lộn vói cột kèo chạm trổ tinh vi.
Thật vậy, theo lịch sử ghi chép, dưới thời vua Minh Mạng thứ 3 năm 1822, ông ban hành đạo luật rằng những ngôi nhà xây bên ngoài Đại Nội là kiểu nhà rường Huế 1 gian 2 chái và không được vượt quá 3 gian 2 chái. Do đó, những ngôi nhà rường Huế lúc bấy giờ có diện tích rất nhỏ.
Sau này, khi đạo luật được xóa bỏ và thay bằng quy định không được xây nhà cao hơn cung điện, nhà rường huế 3 gian 2 chái dần dần được xây dựng quy mô hơn với độ dốc mái lớn và độ cao thấp.
Những đặc điểm cơ bản của kiến trúc nhà rường Huế
Yếu tố quan trọng nhất của nhà rường là bộ khung gỗ hay bộ giàn trò – một tổ hợp các cấu kiện cột – kèo – xuyên – trến (gọi là trếnh hay trính) – xà – đòn tay được ráp nối với nhau hoàn toàn bằng liên kết mộng, tạo bộ khung vững chắc của công trình.
Thông thường những ngôi nhà rường Huế được thiết kế 3 gian 2 chái có trung bình khoảng 56 cột được được kê trên đá tảng để tránh ẩm mốc. Với kiến trúc chữ đinh, chữ khẩu, các gian sẽ được tính bằng số cột và các vách ngăn 2 chái.
Ngôi nhà rường Huế được thiết kế 3 gian 2 chái
Gian giữa là khu vực quan trọng nên hệ thống cửa lớn bao che ba mặt tiền thường được chạm chắc những câu đối, bát bảo, tứ quý với ý nghĩa cầu mong may mắn, bình an cho gia đình. Ngoài ra, trên mỗi kèo, đòn, xà đều có những họa tiết chạm khắc tỉ mỉ và đẹp mắt.
Huế phổ biến dạng kết cấu nối hai kiến trúc theo trục dọc được chuyển tiếp bằng một mái vòm mà người ta thường gọi là nhà “vỏ cua” hay “trùng thiềm – điệp ốc”. Mặt bằng thường được hạ thấp hơn ở phần hiên để xóa cảm giác mái quá thấp ở tiền điện kiến trúc.
Mỗi căn nhà rường Huế ngoài phần nhà ở chắc chắn không thể thiếu khu vực vườn xung quanh nhà. Vườn nhà rường Huế được thiết kế rất phức tạp, công phu để vừa đáp ứng yếu tố thẩm mỹ, vừa không phạm những điều tối kỵ.
>> Đọc thêm: Sảnh chính Ecopark Sofitel Villa – nơi tôn vinh hình ảnh Hoa Hậu Đông Dương
Đặc trưng phong cách cố đô
Nhà rường Huế là di sản văn hoá gắn liền với đời sống cộng đồng với những phong tục tập quán, lễ nghi, gia giáo, gia pháp,… đậm chất kinh thành. Từ cổng đến kiến trúc khung gỗ đến mái của nhà rường đều mang nét đặc trưng biểu tượng của vùng đất cố đô.
Nhà rường Huế là đặc trưng phong cách cố đô.
Nhắc đến nhà rường là người ta nghĩ ngay đến Huế. Nhà rường Huế không đơn giản chi đơn thuần là ngôi nhà bằng gỗ mà ngôi nhà này còn hình thành từ đủ các yếu tố: phong thuỷ, hoa lá, cây xanh, tường bao, hàng chè tàu tỉa. Nhà rường không chỉ là di sản đặc trưng cốt cách Huế mà còn là tâm hồn và lối sống sang trọng của người cố đô.
>> Đọc thêm: Sắt mỹ nghệ – Nét Đông Dương trong thiết kế thang máy Ecopark Sofitel Villa
Kỹ thuật nhà rường một lần nữa được tái hiện lại tại kiệt tác Ecopark Sofitel
Suốt chiều dài lịch sử, Huế thực sự là một thành phố nhà vườn với kho kiến trúc đồ sộ đáng kinh ngạc, tiền nhân đã kiến tạo nên một di sản kiến trúc – kỹ thuật – nghệ thuật – lịch sử văn hoá vô cùng đặc trưng là nhà rường xứ Huế.
Di sản đặc trưng này sẽ lại xuất hiện nhưng không phải tại cố đô Huế mà ngay tại Hà Nội – Sofitel Ecopark. Sofitel Ecopark là một sự kết hợp hoàn hảo giữa yếu tố thiên nhiên và những nốt nhạc thăng trầm của lịch sử thời nhà Nguyễn. Một lần nữa, kiến trúc sư của Sofitel Ecopark lại rung cảm trước vẻ đẹp của nghệ thuật kiến trúc cố đô Huế và đó là lý do mái nhà rường được đưa vào kiệt tác này.
Thay vì sử dụng cả cấu trúc nhà rường như các công trình tại cố đô Huế thì kiến trúc sư lừng danh của Sofitel Ecopark chỉ sử dụng mái của nhà rường để tô điểm cho vẻ đẹp độc đáo của những căn biệt thự tại đây. Mái nhà rường trên những căn biệt thự tại đây được xây dựng 1 mái truyền thống và được lợp bằng ngói thanh lưu ly toát lên vẻ đẹp đài các, sang trọng như hình ảnh của những người phụ nữ cung đình mà căn biệt thự này đang thể hiện.
Mái nhà rường trên những căn biệt thự tại đây được xây dựng 1 mái truyền thống và được lợp bằng ngói thanh lưu ly
Cung điện Huế xưa chính là sự phát triển quy mô và diễm lệ hơn ngôi nhà rường truyền thống Huế còn hiện tại những căn biệt thự tại Sofitel Ecopark lại như một cung điện quý tộc thu nhỏ làm nổi bật vai trò của chủ nhân tinh hoa.
Tuy nhiên, kiệt tác nào cũng có ngoại lệ và đương nhiên Sofitel Ecopark cũng vậy. Tất cả các mẫu biệt thự đều được sử dụng kiến trúc mái nhà rường cổ kính duy chỉ có biệt thự Nam Phương là một sự đặc biệt – đặc biệt như người phụ nữ mà căn biệt thự mang tên.
Biệt thự Nam Phương được đặt theo tên của hoàng hậu Nam Phương, bà là vợ vua Bảo Đại, là một người phụ nữ hiền thục, nhân từ và đạo đức, đúng với cái tên của Bà – Nam Phương-hương thơm của phương Nam. Bà là hoàng hậu duy nhất theo đạo Công Giáo trong lịch sử Việt Nam. bà có nhũ danh là Jeanne Mariatte Nguyễn Hữu Thị Lan.
Căn biệt thự Nam Phương là căn biệt thự duy nhất tại Sofitel Ecopark được sử dụng mái dốc cao 2 tầng thể hiện sự quyền quý. Nét độc đáo ở đây, thay vì mái vòm hay mái nhọn (Franc-Roman/ Franc-Gothic) nhà thiết kế sử dụng mái Đông Dương (Franc-indochina) kết hợp kiến trúc nhà Rường Huế.
Nam Phương Hoàng Hậu
Sảnh Nam Phương cao và rộng giống như một thánh đường – Nam Phương và đoá sen vàng quốc hoa Việt Nam như làm tôn lên khí chất người Việt: thanh tao, kiên cường, bất khuất. Đây là sự giao thoa kiến trúc giữa phương Đông và phương Tây bởi bản thân hoàng hậu Nam Phương cũng là người theo đạo và bà cũng là một hoàng hậu cao quý thời nhà Nguyễn xưa kia.
Qua nét tinh tế được lấy cảm hứng từ nhà rường Huế, các căn biệt thự Ecopark Sofitel như những câu chuyện di sản thực thụ hội tụ văn hoá, lịch sử và mỹ thuật độc đáo.