Kỳ tích sông Hàn vang danh năm châu liệu có lặp lại ở sông Lam?

Trung Quốc từng hãnh diện về danh hiệu “kỳ tích sông Hoàng Phố” . Đó là tâm điểm của “kỷ nguyên châu Á” trong thế kỷ 21 khi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Năm 1980, Hàn Quốc từng vang danh năm châu với “kỳ tích Sông Hán”. Đó là khi truyền thông quốc tế ghi nhận sự nhảy vọt của Thành phố Seoul. Đặc biệt là về kinh tế, xã hội, văn hoá,.. Ở Việt Nam, từ những lợi thế nắm trong tay cùng với sông Lam hiền hòa chạy quanh Thành phố Vinh. Chúng ta cũng có quyền kỳ vọng vào một bức tranh tươi sáng của “kỳ tích sông Lam” đang dần lộ diện. Cùng tìm hiểu điều thú vị của Sông Lam, vị thế kinh tế và quy hoạch tương lai của Thành phố Vinh trong bài viết dưới đây.

Câu chuyện về kỳ tích sông Hàn chấn động địa cầu

Đôi nét khái quát về sông Hàn

Sông Hàn (Hán Giang) bắt nguồn từ thượng lưu núi Kim Cương (Geumgang) ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và sông Nam Hán ở thượng lưu núi Đại Đức (Daedeok). Dòng sông chảy qua Thủ Đô Seoul rồi đổ ra biển lớn Hoàng Hải.
Sông Hàn có chiều dài 514 km, địa hình uốn lượn. Con sôngchia Hàn Quốc thành hai phần Bắc Giang và Nam Giang. Bắc Giang lưu giữ những giá trị truyền thống với nhiều cung điện và đền đài. Nam Giang mang đến cho thủ đô Seoul sức mạnh kinh tế với quận Gangnam siêu giàu có.

Sông Hàn trên bản đồ Thành phố Seoul

Sông Hàn đoạn chạy qua địa phận Seoul có bề rộng tới 1 km. Nơi đây có đến 25 cây cầu bắc qua sông. Con sông này cũng là hiện thắng cảnh đẹp thứ hai ở thủ đô Seoul, sau tháp Namsan. Dọc hai bên bờ sông được sử dụng làm công viên, lối đi dành cho người đi bộ và người đi xe đạp. Đặc biệt là những kiến trúc mang tính biểu tượng của thủ đô Seoul.
Trong suốt chiều dài lịch sử của mình từ thời Baejae cho đến ngày nay, sông Hán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sạch, là đầu mối giao thông đường thủy huyết mạch và là vũ khí quan trọng Thủ đô.

Kỳ tích sông Hàn là gì?

Kỳ tích sông Hàn là cụm từ đề cập tới thời kỳ công nghiệp hóa thần tốc tại Hàn Quốc. Đó là giai đoạn giữa của thế kỷ 20 và đến đầu thế kỷ 21. Các thành tựu công nghệ, giáo dục và đô thị hoá đã đưa Hàn Quốc trở thành một quốc gia thịnh vượng từ đống tro tàn sau chiến tranh.

Bối cảnh ra đời 

Thập niên 1940: Đế quốc Nhật chiếm đóng khiến kinh tế Triều Tiên bị sa sút nhanh chóng. Quy mô thương mại lớn nhất hàng năm không vượt quá 550 tỷ won. Đến 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật đầu hàng đồng minh. Bán đảo Triều Tiên bị chia cách thành 2 miền. Lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới, Miền Bắc dưới sự quản lý của Liên Xô, miền Nam thì bị Mỹ kiểm soát.
Phía Bắc, nước cộng hòa dân chủ Nhân Dân Triều Tiên được thành lập, đối chọi với Phía Nam là nước Đại Hàn Dân Quốc. Thương mại hàng năm của Đại Hàn Dân Quốc khi ấy giảm mạnh xuống dưới 400 triệu won. Thu nhập bình quân đầu người ước tính không quá 23$.
Thập niên 1950: Khủng khiếp hơn, Hàn Quốc mất một phần tư tài sản quốc gia (khoảng 410 tỷ đô la) vì cuộc chiến tranh với Triều Tiên bùng nổ vào 1950-1953. Các tòa nhà và cơ sở công nghiệp của Hàn Quốc thiệt hại đến 64%. Thành phố Seoul gần như bị phá hủy. Người giàu bị phá sản. Nước này rơi vào một trong những nước nghèo nhất thế giới.
Thập niên 1960: Hàn Quốc hoàn toàn không có triển vọng phục hồi kinh tế khi 25% lao động thất nghiệp, GNP (Tổng Sản lượng Quốc dân) < 100$… Năm 1961, Park Chung-hee trở thành Tổng thống Hàn Quốc. Ông đã thúc đẩy kinh tế bằng việc tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn – chaebol (재벌). Bên cạnh đó kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (giai đoạn 1962-1966). Đây  được xem là một trong những nền móng cho sự ra đời của “Kỳ tích sông Hàn”. Thập niên 1970 là thời kỳ đỉnh cao với những bước nhảy vọt về kinh tế, xã hội, chính trị,…

Thành tựu mà Hàn Quốc đã đạt được

Kinh tế: Chỉ trong 10 năm, Hàn Quốc đã trả xong nợ nước ngoài bằng lượng xuất khẩu hàng hóa. Hàn Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,6%/năm trong 40 năm. Trong đó, Thành phố Seoul vươn lên trở thành trung tâm sản xuất của Hàn Quốc.
Giai đoạn năm 1973 – 1996, tăng trưởng kinh tế đạt 11,2%/năm. Và GDP/người ở Hàn Quốc đã cao hơn cả EU vào thời điểm cuối năm 2011. Hiện nay, Hàn Quốc dẫn đầu về các ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất chất bán dẫn. Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á và thứ 11 trên thế giới. GDP bình quân đầu người năm 2018 đã vượt ngưỡng 30.000 USD/năm.
Xã hội: Các khu ổ chuột biến mất, các khu căn hộ, tòa nhà cao tầng đồng loạt mọc lên. Những cây cầu lớn cũng được bắt qua sông Hán để kết nối Nam – bắc Seoul. Sự ra đời của hệ thống tàu điện ngầm được hoàn thiện đi khắp trung tâm Seoul. Ngoài ra còn có đường cao tốc dọc theo bờ sông. Con đường này nối sân bay Gimpo, trung tâm thành phố và sân vận động Olympic.

Chìa khóa thành công 

Văn hóa ppalli ppalli – một biểu tượng cho tính cách dân tộc Hàn Quốc. Đó là luôn đoàn kết, nỗ lực để đuổi kịp các nước khác trên thế giới. Điều đó đã tạo nên “Kỳ tích sông Hàn”. Đồng thời là sự ra đời của hàng loạt tập đoàn đa quốc gia lớn như Samsung, Hyundai, LG,…
Sự lãnh đạo của Tổng thống Park Chung Hee: Ngay từ khi nhậm chức, ông đã một mực thực thi chủ trương “Trước là công nghiệp hóa, sau là dân chủ hóa” bất chấp việc bị chỉ trích là chính phủ độc tài. Các chính sách nổi bật của ông lúc bấy giờ như: Đầu tư mạnh vào giáo dục, khai thác hiệu quả nguồn vốn vay, khoản viện trợ vào cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ và gắn kết nhà nước với các tập đoàn chaebol (tập đoàn tư nhân),… Kết quả là sau thế chiến thứ 2, cả 2 mục tiêu này đều đã hoàn thành.
Sự chuyển mình thần kỳ của Hàn Quốc được Ngân hàng Thế giới gọi là “Kỳ tích Đông Á” (The East Asia Miracle). Những thành tựu và hạn chế mà “Kỳ tích Sông Hàn” đã để lại là bài học cho nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là Việt Nam bởi 2 quốc gia có khá nhiều điểm tương đồng về lịch sử, địa thế

                                            Thực tế Sông Hàn ở Seoul (Hàn Quốc)

Liệu kỳ tích sông Lam có diễn ra

Những điểm tương đồng của Việt Nam và Hàn Quốc

Đều trải qua thời kỳ thuộc địa, chiến tranh và tái xây dựng trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn. GDP trên đầu người Hàn Quốc 1960 là $155/người/năm. GDP trên đầu người Việt Nam năm 1981 là $251/người/năm.
Đều xuất phát từ đất nước nông nghiệp và định hướng phát triển kinh tế các ngành công nghiệp.
Phụ thuộc vào các nguồn vốn vay và vốn đầu tư từ nước ngoài.

Những ưu điểm vượt trội của Việt Nam

Hàn Quốc có hơn 70% diện tích là sỏi đá, đất canh tác ít. Nguồn tài nguyên khoáng sản rất hạn chế, chỉ có than và đá vôi. Tiềm năng Thành phố Vinh vượt trội hơn cả để trở thành một “kỳ tích sông Lam”.

Nói về Nghệ An người ta nghĩ đến ngay Lam Giang. Đó là con sông bao đời chở nặng phù sa bồi đắp bãi bờ của bao làng quê yêu dấu. Sông Lam cung cấp nguồn sống cho người dân. Nơi đây, còn ghi nhiều dấu ấn lịch sử, nuôi dưỡng tâm hồn con người xứ Nghệ.

Rồi sông Lam có “Bãi Voi Phục” mùa nước cạn nổi lên những khối đá lớn như những lưng voi, Xuôi về Anh Sơn, dòng phù sa từ thượng nguồn sông Lam đã bồi đắp nên những bãi ngô, mía “mướt dài bãi quê”. Theo sử ghi, Cửa Hội, điểm kết thúc của dòng Lam là một vùng đất thiêng thuộc phủ Vĩnh Doanh, chính là tiền đồn phía đông nam của quốc gia Đại Việt.

Dòng Lam Giang không còn đơn thuần là một dòng sông, mà còn là dòng “trầm tích” văn hóa như tâm tình của người xứ Nghệ:

“Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây, Sông Lam hết nước, thì đó với đây mới hết tình…”.

Mang trong mình cả một dòng chảy lịch sử là vậy, nhưng Sông Lam vẫn đang từng ngày sát cánh cùng người dân xứ Nghệ vươn mình trở thành vùng đất tiềm năng phát triển.

Liệu câu chuyện về “kỳ tích sông Lam” có xảy ra?

Việt Nam và Hàn Quốc tưởng chừng như chẳng có điểm nào giống nhau thế nhưng vẫn có nhiều điểm tương đồng:

Đều trải qua thời kỳ thuộc địa, chiến tranh và tái xây dựng trong hoàn cảnh khó khăn
Đều xuất phát từ đất nước nông nghiệp và định hướng phát triển kinh tế các ngành công nghiệp.
Phụ thuộc vào các nguồn vốn vay và vốn đầu tư từ nước ngoài.
Hàn Quốc có hơn 70% diện tích đá sỏi, đất canh tác ít và tài nguyên hạn chê. Nếu nói về tiềm năng thì Nghệ An có thể là một “ứng cử viên” sáng giá để trở thành một “kỳ tích”. Sông Lam là nơi thuận lợi cho giao thương nội vùng và quốc tế. Hệ thống giao thông phát triển đa dạng các loại hình từ hàng không, đường bộ, đường thủy, các cửa khẩu. Nguồn tài nguyên của tỉnh phong phú đa dạng và khí hậu ổn định. Con người xứ Nghệ thì vô cùng hiếu khách, chân thành và giàu chí tiến thủ.

Đặc biệt, việc đón những “đại bàng” (doanh nghiệp lớn) về đây làm tổ cũng góp phần đưa Nghệ An phát triển. Trong một tương lai không xa, nơi đây không chỉ là “khát vọng sông Lam” mà sẽ chuyển mình thành “kỳ tích sông Lam”. Với quyết tâm, tài năng, tinh thần của người dân xứ Nghệ, quê hương của tiếng hát át tiếng bom, quê hương của Bác Hồ thì “không điều gì là không thể như lịch sử đã chứng minh”.

Còn về sông Lam, với chiều dài 513km uốn lượn quanh địa phận tỉnh Nghệ An. Nước sông Lam biết khi mô cho cạn. Đây được xem như là một nơi lý tưởng để phát triển kinh tế song song với đây cũng là nơi lý tưởng để hình thành nên một không gian sống với cảnh quan tuyệt mỹ và giao thương sầm uất. Con sông này nằm ngay bản đồ quy hoạch đại đô thị Eco Central Park.

“Kỳ tích bên bờ sông Lam” liệu có xảy ra cùng Eco Central Park

Nhà sáng lập Ecopark sẽ kể những câu chuyện về “kỳ tích bên bờ sông Lam” trong hành trình dài kiến tạo biểu tượng Eco Central Park sắp tới. Từ những ưu điểm Nghệ An hiện tại đang nắm trong tay, sự nỗ lực hết mình của người dân, của lãnh đạo tỉnh và của cả nhà sáng lập Ecopark thì việc kỳ vọng vào “Kỳ tích sông Lam” hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.

Để biết thêm thông tin về dự án cũng như cập nhật chính sách bán hàng siêu hấp dẫn. Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline: 0941 988 866.

4.9/5 - (7 bình chọn)

Bài viết liên quan