Nhã nhạc cung đình Huế – nét đẹp thanh tao của văn hoá cố đô trong Ecopark Sofitel Villa

Nhã nhạc cung đình Huế là một loại hình âm nhạc mang tính bác học của các triều đại quân chủ trong xã hội Việt Nam suốt hơn 10 thế kỷ. Nhã nhạc nhằm tạo ra sự sang trọng trong các cuộc tế, lễ cung đình như Tế giao, Tế miếu, Lễ Đại triều, Thường triều…; Tinh hoa này được cô đọng lại dưới triều Nguyễn, khiến cho Huế càng được khẳng định hơn về một trung tâm văn hoá tiêu biểu của dân tộc. Với tất cả giá trị lịch sử ấy, lúc 15h30 ngày 7/11/2003, Nhã nhạc Việt Nam đã được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Huế song hành một lúc hai di sản văn hoá thế giới: vật thể và phi vật thể, đã đánh dấu một bước ngoặt về vị thế văn hoá của vùng đất này.

Hành trình lịch sử 

Nhã nhạc (Âm nhạc cung đình) là loại hình âm nhạc chính thống, được xem là quốc nhạc sử dụng trong các cuộc tế, lễ của triều đình. Các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng, phát triển Nhã nhạc và loại hình âm nhạc này trở thành một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản,… của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao, có khả năng phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời.

Theo sách sử thì Nhã nhạc ra đời vào triều Lý (1010-1225) và hoạt động một cách quy củ vào thời Lê (1427-1788), là loại nhạc mang tính chính thống, với quy mô tổ chức chặt chẽ. Các tổ chức âm nhạc được thành lập, đặt dưới sự cai quản của các nhạc quan. Ở thời này, Nhã Nhạc có lời hát tao nhã, điệu thức cao sang là biểu tượng cho sự trường tồn, hưng thịnh và quyền lực của quân chủ phong kiến.

Nhã nhạc cung đình có từ thời Lý (1010 – 1225)

Nguồn ảnh: sưu tầm

Dưới thời Lê: Nhã Nhạc Cung Đình vào thời Lê (giai đoạn 1427 – 1788) được dành riêng cho giới quý tộc, bác học. Thể loại nhạc có kết cấu phức tạp, chặt chẽ với quy mô tổ chức rõ ràng, chi tiết. Từ triều Lê, Nhã Nhạc được phân định ra nhiều thể loại riêng biệt như: Giao nhạc, Đại triều nhạc, Miếu nhạc, Đại yến nhạc, Thường triều nhạc, Cửu nhật nguyệt lai trùng nhạc…Tuy nhiên vào cuối Triều Lê, Nhã Nhạc không còn giữ được sự phát triển mà bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái, nhạt phai do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Đến thờ Nguyễn (1802-1945), vào nửa đầu thế kỷ XIX, điều kiện xã hội đã cho phép, âm nhạc cung đình phát triển trở lại. Triều đình Nguyễn quy định 7 thể loại âm nhạc, gần giống với các thể loại của triều Lê, bao gồm: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Yến nhạc, Cung trùng nhạc. Dưới thời Nguyễn, Nhã nhạc được dùng trong các tế lễ đại triều 2 lần/tháng, thường triều 4 lần/tháng. Nhã nhạc lúc này có hệ thống bài bản rất phong phú, với hàng trăm nhạc chương. Từ đây nhã nhạc đã gắn liền với cung đình Huế và phát triển theo mô thức quy phạm đúng chuẩn, có hệ thống, bài bản với hàng trăm nhạc chương. Giai đoạn này cũng là bước chuẩn bị quan trọng, tạo tiền đề phát triển cho âm Nhạc Cung Đình qua các đời vua sau.

Nhã Nhạc cung đình Huế vào triều Nguyễn

Nguồn ảnh: sưu tầm

Nhã nhạc cung đình Huế hiện nay 

Ngày nay, Nhã nhạc cung đình Huế với các hình thức như dàn nhạc, ca chương, bài bản, vũ khúc được diễn xướng trong nhiều dịp như: Festival Huế, lễ hội Phật giáo, lễ hội dân gian, âm nhạc thính phòng…

Nhã nhạc còn được trình diễn trong các nghi thức ngoại giao, biểu diễn phục vụ khách du lịch và dân địa phương trong các dịp đại lễ và tết cổ truyền… Chính vì thế, Nhã nhạc ngày nay vẫn có điều kiện và không gian diễn tấu phong phú. Giá trị nghệ thuật vẫn được giữ gìn, trường tồn và tiếp tục phát huy.

Nhã nhạc ngày nay vẫn có điều kiện và không gian diễn tấu phong phú

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Nếu có dịp đến Huế, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức, cảm nhận về Nhã Nhạc Cung Đình qua những tiết mục đặc sắc bên cạnh việc khám phá nét đẹp cố đô và các món ăn đặc sản.

Nét đẹp thanh tao của văn hoá cố đô trong Ecopark Sofitel Villa 

Invalid slider id. Master Slider ID must be a valid number.Nhã nhạc có lời hát tao nhã cùng điệu thức cao sang, quý phái góp phần tạo sự trang trọng cho các buổi lễ. Đây còn là biểu tượng của vương quyền và sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Chính vì thế Nhã nhạc cung đình Huế rất được các triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng. Đây là món quà tinh thần vô giá mà các bậc tiền nhân đi trước đã gửi lại nơi cố đô thanh bình. Xứ Huế vốn là đất kinh kỳ với những đền đài, lầu các vàng son. Bên cạnh cung điện tráng lệ của vua chúa, còn có những biệt phủ xa hoa của những yếu nhân trong hoàng tộc, với những âm thanh trong trẻo của Nhã nhạc. Không gian vương giả, quyền quý ấy cùng với thứ âm nhạc bác học nay được tái hiện vô cùng rõ nét trong dự án Biệt thự đảo Ecopark Sofitel Villa sắp tới đây. Sử dụng những kỷ vật cổ, kiến trúc sư lừng danh thế giới sẽ là người trực tiếp chăm chút từng chi tiết nhỏ nhất như bình hoa, cốc nước.

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết liên quan