Phong cách Indochine: Bản giao hưởng êm dịu giữa nét đẹp Tây và Á Đông

Vài nét về phong cách thiết kế Indochine 

Khởi nguồn phong cách Indochine

Người đóng góp công sức to lớn cho nền móng phát triển phong cách Indochine tại Việt Nam là KTS Pháp Emest Hébrard (1875-1933). Ông là nhà khảo cổ học, kiến trúc sư kiêm nhà quy hoạch nổi tiếng lúc bây giờ. Ông còn là tác giả nhiều công trình nổi tiếng tồn tại đến ngày nay như: Đại học Tổng hợp Đông Dương (nay là Đại học Quốc Gia Hà Nội), Trường Petrus Ký (nay là Trường Lê Hồng Phong, HCMC), Sở Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao), Viện Pasteur (nay là viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), Trường Viễn Đông Bác cổ (sau này là bảo tàng Lịch sử Việt Nam).
Phong cách Indochine lúc đầu mang đậm đặc bản sắc Pháp do quá trình đô hộ Pháp áp đặt nhiều thể chế lên đất nước ta. Đặc biệt văn hóa Pháp du nhập đã ảnh hưởng không nhỏ đến kiến trúc, tôn giáo và đời sống người dân Việt Nam. Xong do vấp phải yếu tố bất lợi về khí hậu, địa lý khác biệt, chất liệu người Pháp mang sang Việt Nam dần được thay thế bằng chất liệu chúng ta có. Vì thế cho nên phong cách Indochine mới có sự giao thoa đặc biệt đến như vậy.

Đặc điểm phong cách Indochine

Chất liệu gỗ, tre, gạch và đất nung
Phong cách Indochine chinh phục người tiêu dùng bởi bảng chất liệu “xanh-sạch-thân thiện” với môi trường và sức khỏe. Những chất liệu có sẵn trong tự nhiên này được chế biến tạo ra món đồ nội thất vừa đẹp, vừa gần gũi lại tối ưu công năng sử dụng. Không chỉ áp dụng sản xuất bàn, ghế, tủ, kệ, gỗ được sử dụng làm hệ thống lát sàn, cửa. Bên cạnh đó còn có hệ khung kết cấu và console của mái, đặc biệt chi tiết phù điêu, tượng tròn.

Chất liệu tre được sử dụng phổ biến trong các thiết kế Indochine

Nguồn ảnh: sưu tầm

Cũng như gỗ, tre có khả năng chống mối mọt, độ bền cao, thích hợp khí hậu Việt Nam. Có mặt trong hầu hết các thiết kế Indochine, tre dùng làm đồ trang trí rất cuốn hút. Ngoài ra, chất liệu gạch được ứng dụng làm gạch bông bát sàn rất nổi bật và tinh tế. Gạch nung cũng có ý nghĩa tương tự.

Tranh sơn dầu & phù điêu trang trí
Tranh sơn dầu có mặt từ đầu thế kỷ 20. Đây cũng là thời kỳ phong cách Indochine bắt đầu hình thành và phát triển. Màu sắc tranh sơn dầu trong trẻo, tươi sáng và có độ bóng nhẹ rất phù hợp với không gian thiết kế Indochine. Tranh sơn dầu không kén không gian trưng bày. Với ưu điểm về độ bền, màu sắc phong phú tạo độ sâu cho bức tranh. Gia chủ dễ dàng sử dụng làm đồ trang trí cho phòng khách, phòng bếp và phòng ngủ đều hợp lý.

Phù điêu trang trí được đánh giá như một tác phẩm nghệ thuật dày công tỉ mẩn. Bởi việc thực hiện đòi hỏi sự gia công tỉ mỉ, cẩn thận và rất kỳ công. Gỗ là nguyên vật liệu chạm khắc phổ biến nhất để tạo độ sâu, phối cảnh giúp cho bức phù điêu trở nên giá trị. Những hình ảnh được lựa chọn điêu khắc thuộc vào tín ngưỡng của người Việt Nam. Đó là những chi tiết phổ biến trong văn hóa dân gian, tôn giáo. Mỗi một biểu tượng có những ý nghĩa nhất định. Hơn hết đó lại là những giá trị văn hóa cần được bảo tồn và phát triển. Và Indochine là phong cách giúp phát huy và đưa vào không gian sống những giá trị lâu đời và bền vững mãi về sau.

Họa tiết hoa văn độc đáo
Hoa văn và họa tiết phong cách Indochine không nhầm lẫn vào đâu được. Thoáng nhìn qua, bạn có thể cảm nhận được nét đẹp hoài cổ đến nao lòng. Họa tiết xuất hiện từ thời Đông Sơn, nét kỷ hà đơn giản hay cách điệu hình hoa lá điệu đà. Chúng đều thể hiện đặc điểm nghệ thuật đỉnh cao, đậm đà bản sắc Việt.

Gạch lát sàn với hoa văn ấn tượng là biểu tượng của phong cách Indochine

Nguồn ảnh: sưu tầm

Các họa tiết tạo nên nét đẹp rất riêng cho phong cách Indochine và ứng dụng vào chi tiết như sàn, tường, trần, vật dụng trang trí, các vách ngăn, thiết bị nội thất,…

Khám phá nét kiến trúc đậm chất Á Đông tại cung An Định 

Về lịch sử cung An Định

Cung An Định là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn, mang phong cách châu Âu kết hợp trang trí truyền thống cung đình. An Định là cung điện riêng của vua Khải Định, xưa thuộc phường Đệ Bát – thị xã Huế, nay là số 97 đường Phan Đình Phùng, thành phố Huế.
Trước kia, Cung An Định có tên là Phủ Phụng Hóa, được vua Đồng Khánh (1886 – 1889) xây dựng đầu thế kỷ 20 bên bờ sông An Cựu để làm quà cho hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Năm 1917, Hoàng tử Bửu Đảo sau khi lên ngôi vua lấy niên hiệu Khải Định (1916 – 1925) đã cho xây dựng lại phủ và đổi tên thành cung An Định.

Cung An Định – Huế vào những năm 1930

Nguồn ảnh: sưu tầm

Năm 1922, theo ý nguyện của vua Khải Định, cung An Định được ban cho hoàng tử Vĩnh Thụy, sau này là vua Bảo Đại. Dưới triều vua Khải Định và Bảo Đại, nơi đây chính là địa điểm tổ chức các lễ tiếp tân, khánh hỷ của hoàng gia…
Cung An Định quay mặt về hướng Nam, phía sông An Cựu. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng trên 23 nghìn m2, xung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0.5m; cao 1.8m trên có hàng rào song sắt bao bọc.

Vốn được coi là “viên ngọc” trăm năm của xứ Huế, Cung An Định mang những nét kiến trúc đặc biệt – vẻ đẹp cổ kính Á – Âu đậm nét.

Nét đẹp đậm chất Á – Âu của cung An Định

Nguồn ảnh: sưu tầm

Khi còn nguyên vẹn, cung có khoảng 10 công trình. Từ trước ra sau là: bến thuyền, cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, hồ nước… Trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường.

Nghệ thuật khảm sứ

Thế giới vẫn hâm mộ Nhật Bản bởi nghệ thuật Kintsugi – hàn gắn những món đồ gốm đã bị nứt vỡ bằng vàng. Ít ai biết, tại Việt Nam, việc tận dụng những mảng gốm đã bỏ để ghép nối nên một tác phẩm nghệ thuật đã xuất hiện vào những năm thuộc thế kỷ XI – XII, xuất phát từ những người thợ trong dân gian. Ngoài việc kết hợp với phong cách nghệ thuật châu Âu, cung An Định cũng được sử dụng lối pháp khảm sành sứ đặc trưng của quê hương. Các vật liệu cứng như sành, sứ, thủy tinh,… Đã được các nghệ nhân xứ Huế khéo léo tạo hình, phối màu hợp lý để trở nên mềm mại, óng ả trên các công trình.

Cổng tam quan được xây bằng gạch gồm hai tầng, được đắp nổi sành sứ, thủy tinh trang trí vô cùng tinh xảo và công phu

Nguồn ảnh: sưu tầm

Chi tiết trang trí tứ linh

Nổi bật và phổ biến nhất trong các hình tượng nghệ thuật của Huế là hình tượng Tứ linh (bốn con vật thiêng, gồm: Long (rồng); phượng (phượng hoàng), lân (kỳ lân) và linh quy (rùa thiêng), và tiêu biểu nhất trong tứ linh là rồng và phượng. Dẫu đây là hình tượng nghệ thuật có từ rất sớm, có quá trình phát triển liên tục qua các triều đại, nhưng phải đến thời Nguyễn, với trung tâm văn hóa nghệ thuật Huế, thì các hình tượng này mới xuất hiện phong phú, hoàn chỉnh và có phong cách riêng như vậy.

Nguồn ảnh: sưu tầm

Mặc dù mở đầu cho thời kỳ lịch sử mỹ thuật Huế tiếp xúc và chịu ảnh hưởng phương Tây, Cung An Định đồng thời cũng tạo được nét đặc sắc riêng khi kết hợp một cách hài hoà giữa hệ đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, tứ quý, bát bửu, hoa văn cách điệu.

Mái đình cổ lầu, cổng tam quan

Mái đình cổ lầu, cổng tam quan là những nét đặc sắc trong kiến trúc thời xưa. Những nét kiến trúc này cũng được vận dụng đưa vào trong Cung An Định.

Ngay tại cổng chính của Cung An Định chúng ta đã bắt gặp cổng tam quan. Cổng được xây dựng theo kiểu tam quan là kiến trúc phổ biển độc đáo thời bấy giờ. Cổng tam quan được xây bằng gạch gồm hai tầng, được đắp nổi sành sứ, thủy tinh trang trí vô cùng tinh xảo và công phu.

Mái đình cổ lầu tại cung An Định

Nguồn ảnh: sưu tầm

Những bước tường “độc nhất vô nhị”

Bên trong cung, điểm nhấn có thể kể đến những bức tranh tường có giá trị nghệ thuật cao. Nổi bật ở tiền sảnh là 6 bức tranh đặt trên các mảng tường. Viền tranh được ốp bằng khung gỗ, chạm khắc hình lá sen, hoa mai rất đẹp. Sáu bức tranh tường vẽ 5 khu lăng: Lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức và hai bức vẽ lăng vua Đồng Khánh. Các tác phẩm này được đánh giá là những kiệt tác nghệ thuật tranh tường Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Những bức tranh có khung đắp nổi rất cầu kỳ, gây ấn tượng như tranh vẽ trên giá rồi lồng khung treo tường

Nguồn ảnh: sưu tầm

Về cách thể hiện, các bức tranh vừa được vể theo luật viễn cận châu Âu, vừa có phần mang góc nhìn sinh động của người phương Đông. Dù được vẽ trực tiếp trên mặt tường nhưng tranh lại khung đắp nổi rất cầu kỳ, gây ấn tượng như tranh vẽ trên giá rồi lồng khung treo tường. Có thể coi đây là những bức tranh của giai đoạn chuyển tiếp giữa mỹ thuật truyền thống với mỹ thuật mới ở Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Ecopark Sofitel Villa – Sự kết hợp hoàn hảo từ phong cách kiến trúc Indochine và cung đình Huế

Sắp tới đây, một siêu kiến trúc mới mang tên Biệt thự Ecopark Sofitel Villa có kiến trúc mô phỏng nền văn hoá Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, giao thoa văn hoá Việt Nam năm 1930 và văn hoá Pháp đến Hà Nội, kết hợp văn hoá Á Đông. Ngoài ra, kiến trúc dự án này còn được lấy cảm hứng từ kiến trúc Cung đình Huế, những người phụ nữ quý tộc sống trong cung đình, hoa sen trong đại nội. Sử dụng những kỷ vật cổ, Bill Bensley – kiến trúc sư lừng danh thế giới sẽ là người trực tiếp chăm chút từng chi tiết nhỏ nhất như bình hoa, cốc nước.

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết liên quan