Sen trắng rực rỡ trong cung đình Huế – khơi nguồn cảnh quan cho Ecopark Sofitel Villa
Những ngày hè này, ấn tượng đầu tiên của du khách khi đến với Hoàng cung Huế chính là hương thơm thanh nhẹ của loài sen trắng chốn cung đình… Hoa sen hay chính là quốc hoa của Việt Nam, là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa.
Sen từ xưa đến nay đã rất gắn bó với con người xứ Huế, được biểu hiện qua lối kiến trúc, ẩm thực cũng như văn hóa nơi đây. Ở Huế, đi đâu cũng thấy hồ sen, ao sen. Cái cổ kính của rêu phong dường như hòa quyện với cái bình dị của hoa sen đã tạo cho kinh thành Huế một vẻ đẹp riêng, xưa mà không cũ.
Từ những bông sen trắng rực rỡ trong Hoàng cung Huế
Sen Huế là đặc sản quý nổi tiếng
Nếu sông Hương trong xanh, không có tiếng chuông chùa Thiên Mụ vọng từ xa mỗi chiều thì có trở thành một cảnh đẹp hài hòa? Nếu kinh thành cổ kính không có bóng sen nở bên hồ mỗi mùa hè, thì kinh thành xưa cũng thiếu đi một vài thứ thân thuộc. Mỗi mùa hè đến, khi phượng đã đơm bông đỏ rực như lửa trên cành cũng là lúc hoa sen bắt đầu “rục rịch” trong hồ. Một sớm mai thức giấc, giữa những lá sen xanh ngắt ngút ngàn, bỗng nhú lên những búp sen trắng, sen hồng e ấp. Rồi chỉ vài ngày sau nữa, sen như ở đâu kéo về, đơm đầy trên lá. Mặt hồ vốn phẳng lặng bỗng bừng lên sức sống.
Sen Huế mà tiêu biểu là sen trồng tại Hồ Tịnh Tâm. Theo các tài liệu nghiên cứu, dưới thời vua Nguyễn, ao hồ ở các khu di tích thường chỉ trồng sen trắng – giống sen có bông thơm, hạt ngon. Sen trong hoàng cung Huế đi sâu vào đời sống từ xa xưa thời nhà Nguyễn. Người ta bảo sen Huế là sen quý. Bởi sen ở đây được trồng từ thời chúa Nguyễn, đến đời vua Gia Long, sen có mặt khắp các sông hồ, hệ thống thủy lợi, kênh đào quanh kinh thành Phú Xuân cùng hàng ngàn ao hồ ở các chùa, lăng tẩm… và tồn tại cho đến nay. Cứ vào độ tháng 5, hồ Tịnh Tâm mướt một màu xanh của loài sen vương giả. Theo sử sách, trước đây sen ở Hồ Tịnh Tâm được trồng để phục vụ ẩm thực cho vua và hoàng cung, do kết cấu thổ nhưỡng ở tầng đáy khác biệt và giàu phù sa nên hạt sen Tịnh Tâm thơm ngon, bổ dưỡng không đâu sánh bằng.
Du khách đến thăm hoàng cung Huế cứ ngẩn ngơ đứng nhìn, trầm trồ chiêm ngưỡng những hồ sen. Hoàng thành cung điện nguy nga, tráng lệ, lăng tẩm đền đài cổ kính, kiêu sa nhưng hoa sen lại níu chân du khách bởi một lẽ khác. Quanh các cửa vào Đại Nội mùa này rực lên ánh sen lung linh, hương sen tinh khiết, nồng nàn cả đất trời.
Về biểu tượng, hoa sen là một loại hoa bình dị, tượng trưng cho đạo Phật và, thực tế, hoa sen lại phát sinh ở hồ, ao bùn, rồi vươn lên và tỏa ra hương sắc, làm đẹp thơm cho cả mọi người và môi trường sinh thái. Hoa sen theo Phật giáo là đại diện cho tấm lòng hướng thiện, một trái tim nhân từ một lòng phổ độ chúng sinh của Đức Phật. Nhìn thấy hoa sen, chúng ta sẽ bất giác nghĩ đến hình ảnh của Đức Phật ngồi trên đài sen – một hình ảnh đẹp để cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản hơn giữa cõi trần.
Không biết tự bao giờ, hoa Sen với những đặc điểm thuần khiết, thanh cao, mạnh mẽ đã trở thành biểu tượng cho tâm hồn, khí phách Việt. Sức sống mãnh liệt, kiên cường, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” được ví như bản sắc dân tộc Việt Nam anh hùng. Cũng bởi vì thế nên hoa sen đã được ưu ái và trở thành quốc hoa của Việt Nam.
Mùa sen đi sâu vào tâm thức người Huế
Mỗi năm vào mùa sen tháng 6, Huế lại tổ chức lễ hội sen cố đô như là một sản phẩm du lịch đặc trưng của mảnh đất đẫm sắc màu văn hóa này. Và như vậy, hành trình khơi dậy tiềm năng riêng của Huế vẫn còn tiếp diễn, trong đó, sắc màu hoa sen kiêu sa của kinh kỳ được chọn là điểm nhấn tiêu biểu.
Các đầm sen không tập trung một chỗ mà bao gồm các diện tích nhỏ, rải rác khắp các làng mạc, khu dân cư, đồng quê và đầm phá ven biển tạo cho cảnh sắc thanh bình của Huế lại càng êm đềm hơn khi bước vào mùa sen đẹp nhất trong năm. Văn hóa gốc của Huế thúc đẩy phát triển xã hội một cách toàn diện thông qua hình ảnh hoa sen. Sen đi vào thơ ca nhạc họa, vào không gian sống, tín ngưỡng, tâm linh, di tích vật thể và phi vật thể, ẩm thực và tiêu dùng. Sen tạo ra sản phẩm du lịch và cuối cùng, sen trở thành hàng hóa chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Thừa Thiên Huế. Sen hồ, bóng nước – mang hồn cốt của cố đô Huế, mang lại vẻ kiêu sa sang trọng của một cố đô một thời vàng son.
Từ ảnh hưởng của hoa sen trong đời sống tinh thần, người dân Huế đã đưa sen lên đỉnh cao của văn hóa ẩm thực. Nhưng, dù bất kể sử dụng với mục đích nào thì người Huế cũng luôn thể hiện tâm hồn thanh nhã của mình như hoa sen. Có thể nói nhìn thấy hoa sen xứ Huế là nhìn thấy con người xứ Huế vậy.
>> Đọc thêm: Những loài cây đặc biệt tạo dấu ấn cảnh quan ấn tượng tại Ecopark Sofitel
Bông sen Huế trở thành cảm hứng thiết kế cảnh quan tại Ecopark Sofitel Villa
Sen từ xưa đến nay đã rất gắn bó với con người xứ Huế, được biểu hiện qua lối kiến trúc, ẩm thực cũng như văn hóa nơi đây. Ở Huế, đi đâu cũng thấy hồ sen, ao sen. Cái cổ kính của rêu phong dường như hòa quyện với cái bình dị của hoa sen đã tạo cho kinh thành Huế một vẻ đẹp riêng, xưa mà không cũ. Chính vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết của hoa sen trong Đại Nội Huế đã chớp mất hồn của người nghệ sĩ, người kiến trúc sư tài hoa thiết kế kiệt tác Sofitel Ecopark Villa sắp tới đây.
Những bông sen trắng sen hồng thanh tao, nhẹ nhàng tôn lên vẻ đẹp kiêu sa của kiến trúc cung đình Huế trong Sofitel Ecopark Villa. Đây là dự án mô phỏng nền Văn hóa Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, giao thoa văn hoá Việt Nam những năm 1930 và văn hoá Pháp đến Hà Nội, kết hợp văn hoá Á Đông. Cảm hứng cung đình Huế, những người phụ nữ quý tộc sống trong cung đình, hoa sen trong đại nội. Sử dụng những kỷ vật cổ, Kiến trúc sư sẽ là người trực tiếp chăm chút từng chi tiết nhỏ nhất như bình hoa, cốc nước.