Tốc độ phát triển kinh tế tại Vinh – những con số biết nói
Với quá trình liên tục, bền bỉ đổi mới, hành trình 61 năm từ khi chính thức thành lập thành phố TW (1961) đến nay, kinh tế – xã hội Vinh đã có những sự thay đổi ngoạn mục và là một mô hình tiêu biểu cho sự phát triển mới. Tốc độ phát triển kinh tế tại Vinh đã và đang ghi những dấu ấn trong hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trọng điểm của khu vực miền Trung.
Vị trí địa lý thành phố Vinh
Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38’50” đến 18°43’38” vĩ độ Bắc, từ 105°56’30” đến 105°49’50” kinh độ Đông. Vinh là thành phố nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên. Thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.424 km, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây.
Thành phố Vinh nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền Myanmar – Thái Lan – Lào – Việt Nam theo Quốc lộ 7 đến cảng Cửa Lò; nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt; tuyến du lịch Vinh – Cánh đồng Chum – Luôngprabang – Viêng Chăn – Băng Cốc và ngược lại qua Quốc lộ 7 và đường 8)… Với vị trí như vậy, Vinh đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc, là điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế – xã hội.
Vinh là đầu mối giao thông quốc gia về đường sắt, đường bộ, đường hàng không; là trung tâm phân phối, luân chuyển hàng hóa và cung ứng các dịch vụ về thương mại, tài chính, du lịch… đối với tỉnh Nghệ An nói riêng và vùng Bắc Trung bộ nói chung. Vinh cũng được sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, của tỉnh trong phát triển kinh tế – xã hội.
Cơ cấu kinh tế thành phố Vinh
Thành phố Vinh là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh và đã được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế – văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Dịch vụ phát triển khá nhanh và đa dạng, nhất là các lĩnh vực thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng, viễn thông, vận tải. Từng bước hình thành đầu mối tập kết, phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ. Giá trị thương mại gia tăng trưởng ổn định qua từng năm. Tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch hàng năm lớn. Hệ thống các tổ chức tín dụng được mở rộng. Thông tin, truyền thông phát triển nhanh, hạ tầng ngày càng hiện đại. Dịch vụ vận tải phát triển đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của người dân.
Công nghiệp, xây dựng có bước tăng trưởng khá. Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành có tiềm năng lợi thế. Thực hiện tốt việc quy hoạch, đầu tư, xây dựng hạ tầng gắn với thu hút đầu tư các cụm công nghiệp.
Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng rõ rệt. Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất được quan tâm. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao được thử nghiệm thành công và nhân rộng. Thành phố đã hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vào năm 2016.
Doanh nghiệp và kinh tế tập thể phát triển nhanh, đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực. Công tác thu hút đầu tư và hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh, vị thế của thành phố ngày càng được nâng cao. Trong nhiệm kỳ có 52 dự án được cấp chứng nhận đầu tư, với tổng vốn hơn 7.900 tỷ đồng.
Quản lý, phát triển đô thị, tài nguyên và môi trường có nhiều tiến bộ; huy động nguồn lực, phát triển kết cấu hạ tầng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Công tác quản lý tài nguyên và môi trường được tăng cường. Công tác huy động nguồn lực đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp.
Tốc độ phát triển kinh tế tại Vinh đáng được ghi nhận
Năm 2021, tổng giá trị tăng thêm trong sản xuất, kinh doanh của thành phố Vinh ước đạt 22.344 tỷ đồng (giá SS 2010), bằng 97,03% KH và tăng 6,36% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành Công nghiệp – Xây dựng ước đạt 6.894 tỷ đồng, bằng 98,08% so với KH và tăng 7,92% so với cùng kỳ; ngành Dịch vụ ước đạt 15.220 tỷ đồng, bằng 96,57% so với KH và tăng 5,76% so cùng kỳ; ngành nông – lâm – ngư nghiệp ước đạt 230 tỷ đồng, bằng 98,29% so với KH và tăng 0,88% so cùng kỳ. Có 641 doanh nghiệp (giảm 36 DN so với cùng kỳ năm 2020) và 2.947 hộ kinh doanh (tăng 903 hộ so với cùng kỳ năm 2020) đăng ký thành lập mới.
Một góc thành phố Vinh
Thành phố Vinh trên đà cất cánh từ nội lực phát triển mạnh mẽ
Thành phố Vinh là đô thị loại I nằm ở phía Đông – Nam của tỉnh Nghệ An, là trung tâm kinh tế, văn hóa vùng, đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các vấn đề trọng điểm về kinh tế của Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ. Mặc dù bị chiến tranh tàn phá gần như hoàn toàn nhưng qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Vinh đã vươn mình trỗi dậy với sức sống của một đô thị trẻ. Trước hết phải kể Thành phố Vinh có vị trí giao thông thuận lợi là yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút khách. Bên cạnh đó, Thành phố Vinh ở điểm giữa của 2 trung tâm du lịch lớn tầm quốc gia: Khu Di tích Kim Liên và khu nghỉ mát, tắm biển Cửa Lò. Vinh còn có thuận lợi là nhiều điểm tham quan lý thú. Hiếm thành phố của một tỉnh mà có tới 3 bảo tàng lớn như đây. Bảo tàng Quân khu Bốn, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh và Bảo tàng Nghệ An (Riêng Bảo tàng Nghệ An có đến 17.000 hiện vật).
Không dừng lại ở những dư địa về du lịch, giải trí,… Tập đoàn Ecopark đã mang tới Vinh “làn gió mới” với khu đô thị kiểu mẫu vượt trội, kiến tạo nên không gian sống đẳng cấp cho giới thượng lưu mang tên Eco Central Park Vinh. Sở hữu lợi thế đắt giá về vị trí kề núi, kế sông, nơi đây hứa hẹn sẽ tạo “đòn bẩy” nâng tầm diện mạo thành phố du lịch vươn cao hơn nữa.
Khu đô thị Eco Central Park Vinh sẽ “làm mới” thành phố đáng sống nhất Việt Nam
Trong tương lai, với những dư địa du lịch độc đáo cùng mảnh ghép bất động sản cao cấp mới, Thành phố Vinh chắc chắn sẽ trở thành “đích đến không thể bỏ lỡ” của giới tinh hoa trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, dự án này của Tập đoàn Ecopark sẽ góp phần đưa Vinh trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm của khu vực.