Nam Phương Hoàng Hậu dấu ấn đậm sắc nhất trong sáng tạo Ecopark Sofitel Villa
Nam Phương Hoàng Hậu – Đoá “mẫu đơn” quốc sắc đến từ phương Nam
Nam Phương Hoàng hậu (1914 – 1963), tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, là vị Hoàng hậu cuối cùng của nhà Nguyễn. Bà xuất thân từ một gia đình Công giáo giàu có của miền Nam và cũng hưởng thụ nền giáo dục của nước Pháp ngay từ nhỏ. Bà là người phụ nữ thứ 3 của nhà Nguyễn được phong tước vị Hoàng hậu khi còn sống, sau Thừa Thiên Cao Hoàng hậu và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (những người còn lại chỉ được truy phong sau khi qua đời). Bà chính là một biểu tượng vĩnh cửu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Người phụ nữ tài sắc vẹn toàn
Được coi là tượng đài cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, Nam Phương Hoàng hậu không chỉ có dung nhan xinh đẹp mà bà còn là một người phụ nữ có tư chất thông minh hơn người, phẩm cách cao quý, hiền thục, nhân từ và đạo đức.
Năm 12 tuổi, Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan được gửi sang Pháp theo học tại trường nữ sinh danh tiếng Couvent des Oiseaux, Paris. Tháng 9/1932, sau khi thi đậu tú tài toàn phần (tương đương với tốt nghiệp trung học), Nguyễn Hữu Thị Lan về nước.
Nức tiếng khắp nơi bởi nhan sắc xinh đẹp, học thức sâu rộng, tấm lòng nhân từ Nguyễn Hữu Thị Lan còn được mệnh danh là “Hoa hậu Đông Dương”
Nguồn ảnh: Indochine
Với học thức và tư chất thông minh, Nam Phương đã giúp cho vua Bảo Đại trong các hoạt động ngoại giao, đón tiếp các quốc khách, giao thiệp với Pháp. Bà là vị Đệ nhất phu nhân Việt Nam đầu tiên được giao phụ trách các công việc xã hội, làm khuyến học, khen thưởng học sinh giỏi, giúp đỡ người nghèo, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội.
Nam Phương Hoàng Hậu và những “mực thước” thời trang của hoàng tộc
Sự xuất hiện của Nam Phương Hoàng Hậu mang ý nghĩa lớn phản ánh bộ mặt chính trị và văn hóa dân tộc, do đó bà luôn đầu tư trang phục chu đáo khi sánh bước cùng vua Bảo Đại trong các buổi gặp mặt chính khách và công du nước ngoài. Áo Nhật Bình trang trọng hay áo dài diễm lệ tháp tùng mỗi bước đi ở nước bạn như lời giới thiệu đầy tự hào của Hoàng hậu về vẻ đẹp truyền thống xứ Nam. Trong chuyến viếng thăm Vatican năm 1939, bà gặp mặt Giáo hoàng trong bộ áo Nhật Bình màu vàng đầy quyền quý. Thẩm mỹ thời trang tinh tế hồi ở Pháp còn ẩn hiện trong cách kết hợp áo dài lụa với vòng cổ ngọc trai xếp lớp cùng túi xách màu đen thanh lịch. Nam Phương Hoàng hậu trong chuyến viếng thăm Vatican 1939
Nguồn ảnh: AP Photo
Thoát ra khỏi dáng vẻ uy nghi trịnh trọng, Nam Phương Hoàng Hậu khéo léo thể hiện nét cuốn hút riêng biệt trong những thiết kế áo dài và vòng ngọc đơn giản. Chẳng cần quá nhiều phục sức, bởi vẻ đẹp kiêu hãnh của gấm lụa nước nhà đã được chứng minh qua từng vòng xoay quy luật trong bánh xe “dát vàng” của phong cách hoàng gia. Tuy nhiên khi cánh cửa khuôn phép không còn đóng kín, ai mà ngờ rằng trong cái thẩm mỹ tân tiến của bà hoàng Nam Phương, một hình mẫu Á Đông lại hòa sắc tài tình với áo khoác dáng dài vương giả hay khăn choàng phương Tây bằng lông sang trọng.
Nam Phương Hoàng Hậu kết hợp áo dài cùng áo khoác dáng dài
Nguồn ảnh: Trung tâm lưu trữ Quốc gia
Đường tình không trọn vẹn của Nam Phương Hoàng Hậu
Tình cảm những năm tháng tuổi trẻ đã đủ mạnh để Bảo Đại chính thức lập Nam Phương làm Hoàng hậu chính cung. Những năm tháng đầu cả hai sống với nhau vô cùng hạnh phúc và có với nhau 5 người con, tuy nhiên khi Bảo Đại trở thành “Ông cố vấn” Vĩnh Thuỵ và chuyển ra Hà Nội, vô số những người phụ nữ chính thức bắt đầu bước vào cuộc đời của Cựu hoàng.
Khi biết tin, Nam Phương hoàng hậu đã vô cùng đau khổ, vốn là người kiêu hãnh, nên bà đã không cố gắng dành giật lại chồng. Chính vì thế, tình cảm giữa 2 người ngày một xa cách, không thể hàn gắn.
Năm 1947, Hoàng hậu và các con rời Việt Nam. Ngay cả khi li thân với Cựu hoàng, bà vẫn chưa bao giờ “đi bước nữa”, vẫn hết mực được khen ngợi bởi sự thuỷ chung vẹn tròn, không có bất kì nhân tình nào, trái ngược hoàn toàn với Bảo Đại.
>> Đọc thêm: Từ những bóng hồng “sắc nước hương trời” trong cuộc đời vua Bảo Đại đến biệt thự Ecopark Sofitel Villa
Khí chất kiêu hãnh của một người đàn bà tri thức
Năm 1946, Bảo Đại tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh (Trung Quốc). Sau khi kết thúc công việc, ông không về nước mà ở lại cùng Lý Lệ Hà. Hai người sống chung với nhau, sau đó xin đi tị nạn ở Hong Kong. Chính trong khoảng thời gian này, Nam Phương Hoàng Hậu đã gửi riêng nhân tình của chồng một lá thư – thứ mà đến sau này người đời vẫn xem là màn “đánh ghen” thâm thúy của vị hoàng hậu cuối cùng.
Giọng văn hiền như sương khói, dịu dàng và thấm đẫm mà khi đọc cho dù không là người trong cuộc vẫn thấy có một chút gì của kẻ bề trên muốn răn dạy cho kẻ dưới mình.
Không một lời mắng chửi, không một câu hờn giận, không ngôn từ nào mang tính chất nhục mạ, bức thư chứa chan những tình cảm đậm đà thân thiết. Tuy nhiên, càng đọc càng thấm. Lý Lệ Hà thừa biết bà Nam Phương đã biết chuyện của mình với cựu hoàng nhưng bà vẫn nói lời ân nghĩa, cám ơn nàng đã lo cho chồng mình.
Nguyên văn bức thư được in trong cuốn Bảo Đại – vua cuối cùng triều Nguyễn (NXB Đà Nẵng 2004): “Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương!”.
Nam Phương vẫn luôn có cách hành xử đầy kiêu hãnh. Bà đã bỏ cả một quãng thời gian dài để vun vén hạnh phúc cùng chồng rồi sau đó mở lòng tha thứ những phụ bạc ruồng rẫy. Có thể nói, bà là một phụ nữ có đầy đủ đức tính cao đẹp mà người đời phải nể phục.
Nam Phương hoàng hậu – người phụ nữ tảo tần, biểu tượng cho vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam
5 đứa con xuất hiện trong cuộc đời bà như một niềm an ủi duy nhất cho sự đánh đổi đầy may rủi. Ngày Bảo Đại thoái vị, Nam Phương luôn ở bên. Bà đứng đó vẫn đầy sự tự tôn và mạnh mẽ. Bà từ chối mọi sự giúp đỡ từ chính phủ lâm thời, dọn ra khỏi cung cấm, một mình nuôi mẹ chồng và 5 con.
Nam Phương trở thành quân cờ hết hạn trong tay Pháp khi mà chế độ phong kiến sụp đổ, khi bà đã không còn là hoàng hậu của Việt Nam. Đầu năm 1947, bà cùng các con lên đường sang Pháp. Việc quyết tâm dứt bỏ mọi thứ có lẽ là một động thái cho việc từ bỏ quá khứ, bắt đầu một cuộc sống mới.
Bà nổi tiếng trong lịch sử là một vị Hoàng hậu tài sắc vẹn toàn nhưng có những năm tháng cuối đời sống trong cô đơn, rất ít khi gặp mặt Cựu hoàng Bảo Đại. Bà qua đời tại Pháp và được an táng tại nơi đây. Về sau, hậu thế vẫn muôn phần tiếc thương cho một giai nhân của nước Nam nhưng lại có kết cục cô quạnh.
Cuộc đời nhiều thăng trầm và nhan sắc của bà hoàng hậu cuối cùng của nước Nam đến nay vẫn thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là những nhà nghiên cứu lịch sử. Vẻ đẹp của bà sẽ mãi mãi lưu danh trong sử sách, như một biểu tượng vẻ đẹp của phụ nữ Việt.
Nam Phương Hoàng Hậu – Nguồn cảm hứng của Ecopark Sofitel Villa
Lấy cảm hứng từ hình ảnh người phụ nữ Việt những năm 1930 mà tiêu biểu là Nam Phương Hoàng Hậu, nhà thiết kế Bill Bensley đã tạo nên 21 căn Ecopark Sofitel Villa, duy nhất và độc nhất trên thế giới. 21 căn villa là cách mà Bill kể về câu chuyện tình của vua Bảo Đại với những cung tần mỹ nữ mà ông yêu. Khi chủ nhân sở hữu bước chân vào các căn villa, họ sẽ được hóa thân, nhập vai vào cuộc sống đầy màu sắc của vị vua cuối cùng triều Nguyễn. Đó là một trải nghiệm chưa từng có và có một không hai. Câu chuyện về những tuyệt sắc giai nhân của cựu hoàng Bảo Đại hay chính là tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam được kể dưới ngòi bút của kiến trúc sư lừng danh thế giới, chắc chắn sẽ mang đến một bức tranh kiến trúc độc đáo tại Sofitel Ecopark Villa.