Vua Bảo Đại – vị vua si tình nhất trong lịch sử Việt Nam tạo nên những câu chuyện về kiến trúc

Nhắc lại về cuộc đời vua Bảo Đại 

Vua Bảo Đại: tên gọi là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, Thân Phụ: Vua Khải Định, Thân Mẫu: Từ Cung Hoàng Thái Hậu.

Ông sinh ngày 22/10/1913 tại cố đô Huế, mất 31/7/1997 tại Paris, Pháp, ông là vị vua thứ 13 của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.

Trị vì: 6/11/1925, Thoái vị: 25/8/1945.

28/4/1922, khi lên 9 tuổi Vĩnh Thụy được tấn phong làm Đông Cung Hoàng Thái Tử.

Vua Bảo Đại mặc lễ phục trong dịp tấn phong Đông Cung Hoàng Thái Tử

Nguồn ảnh: www.elle.vn

Năm 1922 ông được vua cha Khải Định đưa đi cùng trong chuyến công du sang Pháp dự hội chợ thuộc địa Marseille, được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung Kỳ Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và bắt đầu quá trình học tập theo chương trình giáo dục Pháp.

Hoàng tử Vĩnh Thụy, tới Pháp năm 1922

Nguồn ảnh: T. Do Khac

Ngày 6/11/1925 vua cha Khải Định qua đời tại Huế, Ngày 8/1/1926 Đông Cung Hoàng Thái Tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy chính thức lên nối ngôi vua cha, lấy niên hiệu là Bảo Đại. Vừa mới lên ngôi ông lại tiếp tục qua Pháp vào tháng 3/1926 để theo học tại trường Sciences Po một trường về khoa học chính trị, công việc trong nước giao lại cho các đại thần phụ trách.

Vua Bảo Đại ngồi trên ngai vàng trong Điện Thái Hòa

Nguồn ảnh: www.elle.vn

Bảo Đại trong trang phục dạ hội tại Pháp vào năm 1932 

Nguồn ảnh: Agence Mondial

Bảo Đại được biết đến là một người cưỡi ngựa điêu luyện như một kỵ sỹ. Ông cũng yêu thích và hâm mộ nhiều môn thể thao thời thượng, quý tộc thời đó như golf, tennis, bơi thuyền. Bảo Đại đặc biệt thích chơi tennis. Vì vậy sau khi về nước ông đã cho xây dựng một sân quần vợt “tiêu chuẩn quốc tế” ngay tại kinh thành Huế, khiến nhiều du khách hiện nay tới thăm di tích Cố đô Huế vẫn nghĩ đó là một công trình hiện đại được xây sau này!

                             

Vua Bảo Đại rất yêu thích thể thao

Nguồn ảnh: www.elle.vn

Cách mạng tháng Tám thành công, Bảo Đại quyết định thoái vị và trở thành “công dân Vĩnh Thụy”. Trong bản Tuyên ngôn Thoái vị, ông có câu nói nổi tiếng “Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước nô lệ“.

Tháng 9/1945, ông được chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra Hà Nội nhận chức “Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam”. Đến ngày 6/1/1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bảo Đại chụp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tham gia Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Nguồn ảnh: T. Do Khac

Ngày 16/3/1946, cố vấn Vĩnh Thụy tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh thăm viếng Trung Hoa, nhưng ông không trở về mà viết thư về nước xin từ chức. Sau thời gian dài lưu vong ở Hồng Kông rồi Pháp, Bảo Đại về nước vào tháng 3/1949 để 4 tháng sau đó lên làm Quốc trưởng Chính phủ Lâm thời Quốc gia Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên.

Bảo Đại làm Quốc trưởng đến tháng 10/1955 thì bị Ngô Đình Diệm phế truất. Ông sau đó sang Pháp sống lưu vong tại Paris cho đến cuối đời.

Từng có một chàng Bảo Đại nguyện vì nàng Nam Phương mà xoá bỏ hậu cung 

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nước Việt đã ghi dấu bao câu chuyện tình đẹp của các thế hệ đi trước. Trong đó, chuyện tình giữa vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu có lẽ là một trong những giai thoại được đời sau quan tâm nhiều nhất.

Sau cuộc gặp gỡ trong một dạ tiệc tại khách sạn Palace do Toàn quyền Đông Dương tổ chức, dưới lớp sương mờ của xứ Đà Lạt mộng mơ, hai con người đã phải lòng nhau và cùng viết nên một chuyện tình đẹp.

Thế là, dù chàng vấp phải những sự phản đối từ hoàng tộc và triều đình Huế, nàng cũng gặp những cản trở từ phía tôn giáo và gia đình, họ vẫn quyết định ở bên nhau.

Để cưới được “nàng thơ”, vị vua đa tình phải chấp nhận những yêu cầu từ nhà gái. Thứ nhất là giải tán tam cung lục viện, không còn chuyện năm thê bảy thiếp nữa. Thứ hai, hoàng đế phải tấn phong hoàng hậu sau khi cưới, chứ không phải được phong sau khi qua đời như lệ cũ. Thứ ba, con trai sinh ra phải được phong là thái tử.

Một cảnh trong lễ cưới của Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu

Nguồn ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia

Tuy nhiên, có thể thấy việc tấn phong hoàng hậu, trước hết là tâm nguyện của vua Bảo Đại. Lúc này, ông rất yêu vợ và muốn làm một việc “chưa từng có trong triều đình” để chứng minh tình yêu ấy. Vua Bảo Đại có giải thích thêm về hai chữ Nam Phương như sau: “Tôi đã chọn tên trị vì cho Hoàng Hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Parfume du Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép nàng được phục sức màu vàng – màu dành riêng cho Hoàng đế”.

Yêu say đắm Nam Phương hoàng hậu, vua Bảo Đại đã vì nàng mà dẹp bỏ tam cung lục viện, không màng đến năm thê bảy thiếp, chấp nhận cuộc sống hôn nhân một vợ một chồng chung thuỷ. Họ đã có một đoạn đường bước chung đầy hạnh phúc với kết quả là 5 người con: Nguyễn Phúc Bảo Long (1936), Nguyễn Phúc Phương Mai (1937), Nguyễn Phúc Phương Liên (1938), Nguyễn Phúc Phương Dung (1942), Nguyễn Phúc Bảo Thăng (1943), trong đó có Nguyễn Phúc Bảo Long tước phong Hoàng Thái tử.

Vua Bảo Đại cùng Nam Phương Hoàng Hậu và các công chúa, hoàng tử trong một lần công du

Nguồn ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia

Về sau, khi đất nước bắt đầu có nhiều biến động, vua Bảo Đại thoái vị, kết thúc thời kì chế độ quân chủ chuyên chế cuối cùng của Việt Nam, chàng Bảo Đại năm nào đã không giữ trọn lời hứa cùng nàng Nam Phương, chàng đã có thêm những bóng hồng khác. Nhưng có lẽ, lớp sương mờ Đà Lạt và tình yêu đầu chớm nở vẫn là những hồi ức chân thật đầy đẹp đẽ gợi nhắc chuyện tình giữa vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu một thời.

Vua Bảo Đại nguồn cảm hứng tạo nên kiến trúc Ecopark Sofitel Villa

Lấy cảm hứng từ cuộc đời và câu chuyện tình đẹp của Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu – biểu tượng của người phụ nữ Á Đông những năm 1930. Khi tới thăm các dinh thự của Vua Bảo Định, ta có thể thấy rõ ràng phong cách kiến trúc mang đậm dấu ấn của phương Tây với những hệ thống tường bao quanh được thiết kế tỉ mỉ, phào chỉ được sử dụng khá nhẹ nhàng, hoa văn ngọt ngào và cầu kì đến từng chi tiết nhỏ để tạo nên dấu ấn đặc trưng cho không gian kiến trúc. Bên cạnh đó, các dinh thự còn có sự kết hợp của văn hoá Phương Đông với những mái nhà được thiết kế tinh xảo. Tất cả những điều trên đã khơi nguồn cho cảm hứng bất tận cho Bill Bensley để ông tạo nên siêu phẩm kiến trúc mang tên Ecopark Sofitel Villa. Giống như họa phẩm “Garçon à la pipe” của danh họa Picasso chỉ có thể thuộc về nhà sưu tầm tranh cổ trứ danh – John Hay Whitney hoặc chỉ có ảo thuật gia huyền thoại David Copperfield mới đủ tầm để sở hữu kiệt tác nghỉ dưỡng Musha Cay (Bahamas),… Biệt thự đảo Ecopark Sofitel Villa mang đến giá trị độc bản và khẳng định phong cách sống thực thụ xứng tầm giới thượng lưu sành sỏi!

 

4.9/5 - (11 bình chọn)

Bài viết liên quan